X510UQ
sở hữu màn hình chống chói có kích thước lớn lên đến 15.6 inch, có độ phân giải
HD (1366 x 768).
Phần
viền màn hình NanoEdge siêu mỏng, đem lại cảm giác gọn gàng, tạo ấn tượng cho
người dùng khi bật màn hình khởi động máy.
Với
sự kết hợp giữa công nghệ màn hình LED Backlit và công nghệ hiển thị hình ảnh
ASUS Splendid Video giúp cho hình ảnh hiển thị trên Asus X510UQ trong sáng, rõ
nét hơn.
Trải
nghiệm hình ảnh thực tế, màn hình của máy có độ sáng khá, độ tương phản tốt,
góc nhìn rộng. Màu sắc thể hiện có hơi hướng hơi ám vàng nhẹ.
AsusX510UQ được trang bị Intel Core i5 Kabylake Refresh (thế hệ 8) 1.60 GHz, RAM
DDR4 4 GB và ổ cứng lưu dữ liệu HDD 1 TB.
Lợi
thế từ con chip Intel thế hệ thứ 8 dòng U vốn nổi tiếng về khả năng tiết kiệm
điện năng. Hiệu suất cũng được cải thiện hơn so với thế hệ thứ 7 lên đến 40%.
Khiến
cho X510UQ nổi bật trong phân khúc laptop 16 triệu đồng hàng chính hãng, vì đa
phần các đối thủ của máy trong phân khúc đều sử dụng chip core i5 đời thứ 7.
Được
trang bị card đồ họa rời NVIDIA GeForce 940MX với 2GB, nhưng Asus X510UQ không
phải là một chiếc laptop dành cho người chuyên chơi game.
Với
thiết kế gọn nhẹ, tiết kiệm pin, nhỏ nhắn đây vốn dĩ là chiếc laptop dành cho
người dùng thiên về học tập như sinh viên, hoặc làm việc về độ họa nhẹ.
Tuy
nhiên mình có thử sử dụng máy để chơi thử game Liên Minh Huyền Thoại, và một số
tựa game fps với cấu hình đồ họa mình để ở mức trung bình thì máy vẫn có thể
thoải mái chơi được.
Mình
thử chỉnh sửa hình ảnh thông qua phần mềm Adobe Lightroom và Adobe Photoshop
CC, chiếc laptop của chúng ta xử lý khá mượt mà và ít độ trễ.
Hơn
nữa, dòng Asus X510 còn có các phiên bản với cấu hình khác nhau như: BR543T,
BR632T, BR641T. Các bạn có thể lựa chọn cấu hình phù hợp với nhu cầu của mình
nhất.
Mình
sử dụng liên tục với những tác vụ lướt web, đọc báo, soạn thảo văn bản và xem
phim. Độ sáng màn hình mình để ở mức 75%, loa ngoài ở mức lớn nhất.
Trong
thời gian hơn 4 giờ liên tục, pin của máy từ 100% xuống còn 40%, khiến mình khá
ấn tượng. Mình tin rằng với mức sử dụng nhẹ nhàng, thì thời gian dùng pin của
máy có thể lên đến 8 tiếng sử dụng liên tục.
Apple phát triển mạnh iPad Pro, MacBook thay thế máy tính truyền thống
Ngoài
ra cục sạc của máy có nguồn ra 19V~3.42A giúp rút ngắn thời gian sạc đầy thiết
bị.
Bàn
phím của máy có hành trình phím vừa phải, độ nảy phím tốt, phím bấm êm và bám
tay. Giúp cho thao tác và cảm giác gõ phím của người dùng trở nên thoải mái.
Nhưng
phần bàn phím này lại có điểm yếu đó là không có đèn nền. Khiến cho việc gõ
phím trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc không có ánh sáng trở nên khó khăn hơn.
Asus
X510UQ được trang bị Multi TouchPad, nhạy và được tích hợp nhiều thao tác cử chỉ.
Người
dùng có thể vuốt 3 ngón tay xuống để trở về màn hình chính, vuốt ngang qua để
chuyển giữa những ứng dụng đang chạy,...
Những
cử chỉ được tích hợp này mình cảm thấy rất hữu dụng trong quá trình mình trải
nghiệm.
Âm
thanh của loa ngoài có lẽ là phần khiến cho mình cảm thấy vọng nhẹ
Máy
được trang bị loa kép mặt dưới sử dụng công nghệ SonicMaster. Tuy nhiên âm lượng
cho ra lại chỉ ở mức vừa đủ kể nghe dù mình đã để âm lượng ở mức lớn nhất.
Loa
ngoài trên sản phẩm này theo mình nghĩ là sẽ thích hợp để xem phim hơn là nghe
nhạc.
Đối
với các bạn thích nghe nhạc, chúng ta có thể chọn giải pháp là sử dụng tai
nghe. Hoặc sử dụng loa bluetooth, loa cắm ngoài để có được trải nghiệm âm thanh
tốt hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét